DH7DL - Mái nhà Địa lý
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DH7DL - Mái nhà Địa lý

Đưa những đứa trẻ đến ước mơ của chính nó, tôi chọn nghề giáo  
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cộng hòa Pháp

Go down 
Tác giảThông điệp
Cherry
Admin
Cherry


Tổng số bài gửi : 15
Join date : 30/12/2009
Age : 35
Đến từ : Tịnh Biên - An Giang

Cộng hòa Pháp Empty
Bài gửiTiêu đề: Cộng hòa Pháp   Cộng hòa Pháp Icon_minitimeWed Jan 06, 2010 7:41 am

A. Điều kiện tự nhiên:
I/ Vị trí địa lý
- Tên nước: Cộng hoà Pháp (France)
- Thủ đô: Pari
- Ngày Quốc khánh: 14 tháng 7
- Diện tích: Pháp là đất nước lớn nhất ở Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích cộng đồng châu Âu) với diện tích: 551.602 km2, nhưng Pháp còn bao gồm một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribbea, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Cực.
Tọa độ địa lý: 42030’ đến 520 vĩ Bắc, 4030' kinh tuyến Tây, 800’ kinh tuyến Đông. Khoảng cách Đông Tây gần bằng nhau.
- Phía Bắc: Bỉ, biển Măng-sơ và biển Bắc.
- Phía Tây: Đại Tây Dương và vịnh Biscay.
- Phía Nam: dãy Pyrenees ngăn cách với Tây Ban Nha, Địa Trung Hải.
- Phía Đông: Đức, Thuỵ Sĩ, Ý
- Pháp ngăn cách với Anh bởi eo Pađơcale
- Pháp sở hữu vùng đặt quyền kinh tế rất rộng lớn với diện tích:11.035.000 km2 đứng hàng thứ II thế giới sau Hoa Kỳ. Vùng đặt quyền linh tế của Pháp chiếm 8% vùng đặt quyền kinh tế trên thế giới trong khi diện tích đất liền chiếm 0.45% tổng bề mặt Trái Đất.
II/ Điều kiện tự nhiên:
a. Địa hình: có nhiều dạng khác nhau, đồng dằng và cao nguyên chiếm đa số và cân đối( địa hình không cao , ½ diện tíchdưới 200m)
Đồng bằng:
- Đồng bằng rộng lớn , quan trọng nhất nước Pháp là bồn địa Pari( phía Bắc) một trong những khu vực nông nghiệp giàu có nhất EU.
- Đồng bằng sông Garôn màu mỡ thích hợp trồng lúa mì, ngô đặc biệt là nho. Đây là khu vực nông nghiệp giàu có của Pháp
- Đồng bằng sông Rôn bị kẹp giữa hai vùng núi phía tây và các dãy núi Anpơ, Giura ở phía đông. Đồng bằng chỉ có một dải hẹp ở hai bên bờ sông, mãi dến tận hạ lưu sông mới mở rộng thành đồng bằng châu thổ. Ở ven núi trồng nho, rượu vang sông Rôn rất nổi tiếng, miền này cung cấp cho Pháp nhiều nông sản quý của vùng Địa Trung Hải.
Miền Núi:
- Miền núi trung tâm không cao, chỉ có vài đỉnh trên 1000m. Đây là khối granit lớn, có nhiều màu sắc. Ở vùng này có một số nơi trồng lúa mì, chăn nuôi gia súc có kinh nghiệm lâu đời.
- Phía Đông và phía Nam, dãy núi dài như Alpes với 4807 m, Pyrenee cao 3298 m và Jura là 1728m với những khu đồng bằng hẹp. Dãy Alpes là dãy núi cao và có phong cảnh đẹp nhất Châu Âu và có đỉnh cao nhất Châu Âu là Bạch Sơn (Mont Blance 4807m). Ở vùng này có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho phát triển du lịch, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và thuỷ điện.
b. Đất:
Mỗi năm ở Pháp có khoảng 35.000 héc-ta đất tự nhiên trở thành đất đô thị. Thêm vào đó là khoảng 20.000 héc-ta không gian xanh, sân vườn và thảm cỏ phục vụ riêng cho nhu cầu của người dân trong đô thị. Đó phần lớn đều là những diện tích đất nông nghiệp màu mỡ.
Cho đến nay, có thể nói rằng diện tích đất đô thị ở Pháp đang chiếm khoảng 4,2 triệu héc-ta, tức là khoảng 700 m2/người. Diện tích này vẫn tiếp tục tăng với nhịp độ bình quân đầu người là gần 10 m2/năm.
Tới năm 2050, nếu mức bình quân đầu người vẫn giữ ở mức 700m2 thì diện tích đất đô thị có thể sẽ lên tới 5 triệu héc-ta. Còn nếu tình trạng mở rộng diện tích đất đô thị vẫn tiếp tục duy trì thì con số này sẽ lên tới 7,5 triệu héc-ta.
Như vậy, trong vòng năm thập niên tới, đất đô thị sẽ chiếm thêm từ 2,5 đến 12% diện tích đất nông nghiệp hiện nay, tương đương từ 5 đến hơn 20% tiềm năng sản xuất nông nghiệp sẽ bị mất đi bởi 4,2 triệu héc-ta đã đô thị hoá hiện nay đã chiếm mất hơn 1/4 diện tích đất nông nghiệp màu mỡ nhất của nước Pháp. Đến năm 2050, tỷ lệ này có thể sẽ là hơn 1/3. Đây là những con số rất đáng lo ngại bởi từ nay đến năm 2050 nhân loại sẽ phải đối mặt với hai thách thức lớn về lương thực và năng lượng, đó là phải đảm bảo nuôi sống được 9 tỷ người trong khi nguồn dầu mỏ có thể sẽ cạn kiệt
c. Khí hậu :
Pháp ôn hòa hơn những nơi ở cùng vĩ độ. Nhiệt độ trung bình năm 110C, nhiệt độ này cao hơn các nơi khác ở cùng vĩ độ vì có ba mặt giáp biển và đại dương, và nhờ có hơi ấm dòng hải lưu phía Bắc Đại Tây Dương, chủ yếu là gió Tây thổi quanh năm.
Do địa lý mỗi vùng có sự khác nhau vì thế mà khí hậu cũng được phân biệt rất rõ rệt ở mỗi vùng : khí hậu ôn đới hải dương, cận nhiệt Địa Trung Hải, ôn đới lục địa.
- Khí hậu ôn đới hải dương: mát mẻ, mưa nhiều và phân bố đều trong năm. Bao gồm xung quanh miền Đại Tây Dương và biển Măng Sơ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 70C, tháng 7 là 160C, lượng mưa 800-1000mm/năm
- Cận nhiệt Địa Trung Hải: mùa đông ấm và mưa, mùa hạ mát mẻ, ít mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 70 C, tháng 7: 220C.
- Ôn đới lục địa:miền này nằm sâu trong nội địa phía Đông. Mùa Đông rét hơn, mùa hạ nóng hơn, biên độ nhiệt cao, mưa ít. Nhiệt độ trung bình tháng1: 10C, tháng 7: 190C, lượng mưa: 500-700mm/năm.
Với điều kiện khí hậu như vậy có nhiều thuận lợi tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau, du lịch và cư trú.
d. Sông:
- Pháp có nhiều sông, phân bố đều khắp đất nước và phần lớn đổ ra Đại Tây Dương. Toàn quốc có 32 sông lớn và vừa, gồm các sông:
- Sông Loire-dòng sông dài nhất (1020 km), bắt nguồn từ núi cao 1875m, tốc độ dòng chảy lớn. Sông này đã tạo ra một vùng châu thổ rộng 1500km2.
- Sông Seine (776km)- con sông phẳng lặng và thơ mộng. Đây còn được xem là đường thuỷ chính của Pháp. Bắt nguồn từ núi Tatsơlơ ở độ cao 470m, chảy qua vùng kinh tế sầm uất, là đường giao thông quan trọng từ xưa. Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Pháp năm trên bờ sông này.
- Tiếp đó là con sông Garonne( 650 km)-con sông với những vực xoáy nguy hiểm. Bắt nguồn từ dãy Pirênê, có lưu lượng dòng chảy lớn, cửa sông rộng và sâu, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng.
- Ngoài ra cón phải kể đến dòng sông Rhône- dòng sông chảy qua vùng Đông - Nam nước Pháp với chiều dài 552 km. Thượng lưu của sông ở Thuỵ Sĩ, có độ cao 1780km, hạ lưu sông này đã tạo nên đồng bằng Pháp.
- Cuối cùng là dòng sông Rhin- con sông này chỉ chảy trong nước Pháp.Tổng chiều dài con sông là 195 km.
- Bên cạnh các con sông tự nhiên, Pháp còn có hệ thống kênh đào dày đặc.
- Sông ngòi của nước Pháp có giá trị về giao thông, nông nghiệp, thuỷ điện, du lịch và tạo phong cảnh đẹp, góp phần nuôi dưỡng và phát triển nền văn hoá Pháp.
e. Tài nguyên khoáng sản:
Rừng của nước Pháp chiếm khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía đông.
Than đá có trữ lượng khoảng 10-12 tỷ tấn, chất lượng không cao, tập trung ở miền Bắc, vùng Loren và đứng đầu Châu Âu về trữ lượng. Quặng sắt có trữ lượng 8,5 tỷ tấn, tập trung ở Loren, dễ khai thác. Pháp giàu quặng boxit, có trữ lượng khoảng trên 60 tỷ tấn, phân bố ở miền Nam. Trữ lượng kali khoảng 2 tỷ tấn tập trung ở vùng Andat và Loren. Pháp còn có trữ lượng uran lớn nhất Tây Âu. Dầu lửa của Pháp có trữ lượng nhỏ.
Pháp được coi là nước có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất ở Châu Âu tạo điều kiện cho Pháp có khả năng phát triển kinh tế toàn diện.
B. Lịch sử, chính trị, hành chính, quân đội
I. Lịch sử:
- Chế độ quân chủ Pháp tồn tại cho đến cách mạng 1789, vua Louis XVI và vợ của ông bị giết.
- Sau thời gian của một loạt chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoleon Bonaparte nắm quyền kiểm soát cộng hoà 1799, tự phong là tổng tài và sau là hoàng đế được gọi là đế chế Pháp thứ nhất (1804-1814). Trong thời gian chiến tranh quân đội ông chinh phục hầu hết lục địa Châu Âu.
- Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại trận Waterloo, quân chủ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai.
- Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi thua trận trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba.
- Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu những tổn thất to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau. Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình dân đưa ra.
- Chiến tranh thế giới hai, Pháp đầu hàng Đức, với chính sách hợp tác với kẻ thù khiến cho nhiều người phản đối, dẫn đến việc thành lập Các lực lượng Pháp tự do bên ngoài Pháp và Kháng chiến Pháp bên trong Pháp. Pháp được đồng minh giải phóng 1944. Nền đệ tứ cộng hoà được thành lập sau chiến tranh. Từ đây Pháp thực hiện nhiều cuộc chiến tranh chống lại thuộc địa của mình. Đến 1958 nền cộng hoà thứ tư ốm yếu phải nhường chỗ cho nền cộng hoà thứ năm và Charles De Gaulle lên làm tổng thống.
- Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh giành độc lập Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria giành lại độc lập.
- Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1/1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an ninh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005
II. Chế độ chính trị:
- Hiến pháp của nền Đệ Ngũ Cộng hòa được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 28 tháng 9/1958.
- Hiến pháp mở rộng to lớn quyền lực hành pháp so với Nghị viện.
- Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc gia. Tổng thống chỉ định thủ tướng, là người cầm đầu nội các, các chỉ huy các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước.
- Nghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội và Thượng viện. Các đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền bãi miễn chính phủ, và vì thế phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ.
- Các Thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm), và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi 3 năm bắt đầu từ tháng 9/2008
- Pháp theo chế độ đa Đảng, các Đảng lớn: Tập hợp vì nền cộng hoà, Cộng hoà bình dân, Cấp tiến, Xã hội, Cộng sản...
III. Quân đội:
Các lực lượng vũ trang Pháp được chia thành 4 nhánh: lục quân, hải quân, không quân, hiến binh (lực lượng quân sự hoạt động chủ yếu như cảnh sát).
Ngân sách quốc phòng 1991: 2,9% PIB. Tổng quân số 1990: 679.248 người, 48,2% lục quân, 10,7% hải quân, 14,5% không quân, 13,1% hiến binh và 13,5% trong dịch vụ chung.
Độ tuổi vào quân đội: 17.
C. Dân cư - Ngôn ngữ - Tôn giáo - Giáo dục – Y tế:
I. Dân cư:
- Dân số nước Pháp vào năm 2005 là 60,7 triệu người. Tuy nhiên do lãnh thổ rộng lớn nên mật độ dân số trung bình thấp khoảng 110 người/km2.
- Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên hàng năm thấp (khoảng 0,4%/năm); số người lập gia đình có xu hướng giảm, tỷ lệ li hôn cao là những trở ngại trong việc phát triển dân số của Pháp.
- Sự phân bố dân cư cũng không đồng đều: Thành thị chiếm gần 82% (năm 2004) trong tổng số dân cư trong đó có khoảng 1/6 dân số ở Pari và các vùng thành phố lớn, số còn lại là ở nông thôn.
- Nước Pháp có khoảng 4 triệu người nhập cư, chiếm 8% dân số, có ít nhất một nửa trong số người này đến từ Bắc Phi, số còn lại là đến Đông Dương, Italia, Balan,TBN, BĐN và các nước thuộc địa cũ của Pháp.
- Vào giữa thế kỉ 19 do nhu cầu về nhân công đã sinh ra một làn sống nhập cư đến từ nhiều nước khác.Và sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình trạng nhập cư vẫn tiếp tục diễn ra. Tất cả đã làm cho người dân nơi đây có sự khác biệt nhau về cả ngoại hình và màu da, chiều cao, điều đó đã phản ánh lịch sử nước Pháp vốn là một giao lộ của châu Âu trong nhiều thế kỉ qua.
- Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong các nước EU cũng như các nước phát triển (năm 1997: 12,6%, 2004: 9,7%), những khó khăn trong việc hoà nhập vào nền văn hoá và kinh tế xã hội Pháp của người nhập cư là những vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt và giải quyết.
- Pháp là một nước có dân số già với tỉ lệ khoảng 14% người dân trên độ tuổi 65 trở lên. Đây là khó khăn cho nền kinh tế và xã hội Pháp, quỹ bảo hiểm và phúc lợi ở Pháp thường cao hơn ngân sách nhà nước. Ngoài ra đây là một quốc gia khỏe mạnh vì tỉ lệ chết ở trẻ em rất thấp.
- Năm 2003, Pháp có 27,29 triệu lao động. Nguồn lao động của nước này làm việc chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ (công nghiệp: 28%, dịch vụ: 65%, nông nghiệp: 6%).
- Người dân Pháp nhìn chung có thu nhập cao, bảo hiểm xã hội tốt, tiện nghi sinh hoạt cao (gần 75% số hộ gia đình có tiện nghi sinh hoạt cao cấp, gần 100% số hộ gia đình có ô tô, điện thoại, tủ lạnh và máy thu hình).
- Thể trạng người Pháp thì người đàn ông có chiều cao trung bình 1m73, nặng 75kg. Phụ nữ là 1.6m và nặng 60kg. Tuổi thọ trung bình là 77 tuổi.
- Người Pháp là mẫu người điển hình về chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ. Họ yêu cuộc sống và thích những gì tinh tế nhất trong cuộc đời: Thức ăn ngon, rượu vang, nghệ thuật và triết học, ngưỡng mộ tính logic, trí thông minh, sự thông thái và rất coi trọng sự riêng tư.
II. Ngôn ngữ:
- Một trong những báu vật của Pháp chính là ngôn ngữ chính thức của nó: Tiếng Pháp. Và người Pháp đã chuyển tải thành tựu vinh quang của nền văn chương Pháp đi khắp thế giới. Sự chính xác và ngữ điệu đẹp đẽ của tiếng Pháp là một nhân tố quan trọng để thống nhất những bản sắc dân đa dạng đến định cư tại đất nước này.
- Tiếng Pháp được sử dụng như một ngôn ngữ ngoại giao và hiện nay tiếng Pháp cùng với tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng để phát hành tất cả các tài liệu của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra tiếng Pháp cũng là một ngôn ngữ chính thức ở một số nước như: Bỉ, Canada, Haiti, Lucxembua, Thuỵ Sĩ, Monaco và là một thứ tiếng quan trọng ở các nước thuộc địa cũ của Pháp nó được dùng như một ngôn ngữ thứ 2.
- Có hơn 90 triệu người sử dụng tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ và hàng triệu người dùng nó như ngôn ngữ thứ 2. Vì thế vào năm 1986, chính phủ của các nước sử dụng tiếng Pháp đã thành lập một tổ chức các nước nói tiếng Pháp được gọi là Francophonice và người canh giữ chính thức cho sự thuần khiết của tiếng Pháp là Viện Hàn Lâm Pháp do tể tướng Richelieu thành lập vào năm 1635.
III. Tôn giáo:
- Trước khi xảy ra cuộc Đại Cách Mạng thì Pháp là một nước Thiên chúa giáo La Mã. Cho đến năm 1789 thì đất nước này mới chính thức không mang danh trên nữa. Và hiện nay có khoảng 80% người dân theo đạo này. Đạo Thiên Chúa là nguồn cảm hứng để người ta xây dựng các công trình như nhà thờ và những thánh đường tráng lệ tô điểm cho mọi miền nước Pháp, giáo hội này có hệ thống trường học, có báo chí, các tổ chức phúc lợi xã hội và các giáo đoàn thanh niên riêng của mình.
- Bên cạnh Thiên chúa giáo thì có khoảng 3 triệu tín đồ Hồi giáo chiếm gần 5% dân số đây là tôn giáo lớn thứ 2 của nước Pháp. Ngoài ra còn có đạo Tin lành chiếm 2%, 1% theo Do Thái giáo và còn lại là Phật giáo và tôn giáo khác.
IV. Giáo dục
- Pháp là đất nước có trình độ dân trí cao, là một trong bốn quốc gia có nền giáo dục phát triển đứng hàng đầu thế giới, với tỉ lệ dân biết chữ là 99,2%.
- Giáo dục phổ thông do nhà nước tài trợ hoàn toàn miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. Bộ giáo dục quốc gia quy định chương trình giảng dạy và các kì thi mà các học sinh phải theo. Mức đầu tư cho giáo dục của Chính phủ cao, chiếm 6% GDP hàng năm.
- Thời gian học tập thường rất dài từ 9h đến 4h30 chiều, nhưng bù lại các học sinh được nghỉ hè cũng dài 3 tháng một năm.
- Sorbonne là trường đại học lâu đời nhất ở Pháp, được thành lập vào năm 1253 và là một trong những trường Đại học nổi tiếng nhất trên thế giới.
V. Y tế công cộng
Tương tự như tất cả các nước khác thuộc EU, Pháp tuân thủ một quy định của EU về việc giảm nước thải tại một số vùng nhạy cảm. Bởi hiện nay lượng nước thải của Pháp chỉ ở mức 40% so với chỉ thị đó nên họ là một trong những nước có thành tích cao nhất EU về tiêu chuẩn xử lý nước thải.
Năm 2003 có khoảng 120.000 người dân Pháp chung sống với AIDS.
D. Kinh tế:
I Tổng quan nền kinh tế:
Pháp là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phát triển nền kinh tế TBCN
Giữa thế kỉ 19 Pháp đứng thứ 2 trên thế giới, sau đó nền kinh tế của Pháp phát triển chậm lại trong thời gian dài do Pháp chú trọng trong việc cho nước ngoài vay tiền hơn là đầu tư các ngành sản xuất, cho nên nền kinh tế lạc hậu hơn Anh, Đức, Mỹ.
Đến CTTG1, cơ cấu công nghiệp Pháp công nghiệp nhẹ vẫn chiếm ưu thế. Sau CTTG1 theo hiệp ước Vecxay (1919) Pháp chú ý phát triển công nghiệp nặng như là các ngành luyện kim, luyện nhôm, chế tạo oto, máy bay, dụng cụ điện…
CTTG2 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế Pháp dưới sự giúp đỡ của Hoa Kì, Pháp đã nhanh chóng khôi phục, tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng tăng, xuất hiện các ngành công nghiệp mới như: nguyên tử, sản xuất máy bay, vũ khí…
1954 – 1960, mức tăng trưởng công nghiệp đạt 6%, trong 3 thập kỉ (1950-1980) Pháp đạt mức tăng trưởng kinh tế 5% hàng năm.
Năm 1970 khối lượng sản phẩm công nghiệp Pháp gấp 2 lần so với trước chiến tranh.
Từ thập kỉ 70 đến nay do những biến động về dầu lửa, tài chính, sự cạnh tranh làm cho nền kinh tế Pháp có nhiều hạn chế: tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao. Xếp hạng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế thấp hơn nhiều nước phát triển như: Anh, Đức, Mỹ, Nhật…
Năm 2000, Pháp đứng hạng 22 về kinh tế. 2004 hạng 30.
Các mục Năm 1979-1988 1989-1998 1991 1995 1997 2004
Mức tăng GDP 2.2 1.9 0.8 2.1 2.2 2.1
Lạm phát 7.8 3.5 5.5 2.9 3.2 2.1
Tỷ lệ thất nghiệp 8.7 11.1 10.9 11.6 12.9 9.7
Tốc dộ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp trung bình hàng năm của Pháp (%)
II.Chính sách thúc đẩy kinh tế Pháp
Pháp đang ở giữa thời kỳ quá độ, từ một nền kinh tế hiện đại giàu có với sự sở hữu và can thiệp của chính phủ trên mọi mặt sang một nền kinh tế dựa chủ yếu vào các cơ chế thị trường. Chính phủ xã hội chủ nghĩa được tư nhân hoá một phần hoặc toàn bộ bởi nhiều công ty, ngân hàng và hãng bảo hiểm lớn, nhưng chính phủ vẫn kiểm soát cổ phần trong một số công ty hàng đầu, bao gồm Air France, France Telecom, Renault, và Thales, và có ảnh hưởng lớn trong một số thành phần, đặc biệt là các ngành công nghiệp năng lượng, giao thông công cộng, và quốc phòng. Ngành viễn thông đang dần dần được mở ra để cạnh tranh. Những nhà lãnh đạo Pháp vẫn trung thành với chủ nghĩa tư bản trong đó họ duy trì sự công bằng xã hội bằng luật pháp, các chính sách thuế, và chi tiêu xã hội làm giảm sự phân chia thu nhập và ảnh hưởng của các thị trường tự do lên sức khoẻ cộng đồng và phúc lợi xã hội. Chính phủ hiện nay đang hạ thấp thuế thu nhập và đưa ra một số chính sách để tăng việc làm. Chính phủ đang tập trung vào những vấn đề về chi phí lao động cao và sự thiếu linh hoạt của thị trường lao động là kết quả của tuần làm việc 35 giờ và những hạn chế lên những thời kỳ nhàn rỗi. Chính phủ cũng đang tiến hành cải cách tiền trợ cấp và đơn giản hoá những thủ tục hành chính. Gánh nặng thuế vẫn là một trong những gánh nặng lớn nhất ở Châu Âu (43,8% GDP năm 2003). Sự chậm lại của nền kinh tế hiện nay và những khoản ngân sách thiếu linh hoạt đã đẩy khoản thiếu hụt ngân sách năm 2003 lên chiếm 4%GDP, hơn 3% giới hạn nợ của EU. Việc đầu tư kinh doanh vẫn trì trệ do những tỷ lệ sử dụng vốn thấp, yêu cầu chậm chạp, tỷ lệ nợ cao, và chi phí vốn quá cao.
III. Công nghiệp cộng hòa Pháp
So với Nhật Bản, Pháp có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn và nguồn tài nguyên tương đối phong phú như than, sắt, đồng, bôxit, Tung-xteng, dầu mỏ, khí tự nhiên. Ngoài ra, Pháp có nhiều địa điểm có thể xây dựng các nhà máy thủy điện…
Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Anh Quốc.
Từ sau thế chiến thế giới thứ hai đến nay, cơ cấu và vai trò các ngành công nghiệp của Pháp có nhiều thay đổi. Các sản phẩm công nghiệp nhẹ của Pháp có chất lượng cao, được thế giới ưa chuộng, nhưng vai trò giảm.Ví dụ: dệt sợi, công nghiệp chế biến.
Công nghiệp nặng, đặc biệt là ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như: dầu lửa, sản xuất chất dẻo, sản xuất máy, thiết bị điện tử, hàng không vũ trụ, luyện kim được đẩy mạnh, chiếm tới 2/3 số công nhân công nghiệp.
Pháp sở hữu một ngành công nghiệp hàng không quan trọng đứng đầu là tổ hợp hàng không Châu Âu Airbus và là cường quốc Châu Âu duy nhất (ngoại trừ Nga) có sân bay vũ trụ riêng của mình.
Công nghiệp hàng không vũ trụ của Pháp đứng hàng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Liên Bang Nga) về giá trị sản lượng. Các công ty hàng không vũ trụ nổi tiếng của Pháp là Airbus và AirFranc. Ngoài ra, còn có EADS, Ariane space, Dassault Aviation).
Năm 2004, hãng Airbus đã sản xuất thành công loại máy bay 380 có kích cỡ lớn nhất, có thể chở số lượng hành khách lớn nhất (trên 800 hành khách) trên thế giới hiện nay và nhiều năm nữa.Các nhà máy lớn tập trung ở Inlơ Phrăngxơ và miền Tây Nam, 2/3 số sản phẩm của ngành này dùng để xuất khẩu.
Máy móc thiết bị điện và điện tử do Pháp sản xuất có chất lượng cao, nổi tiếng trên thị trường, được phân bố ở các thành phố Pari, Liông, Grơnôp.
Sản xuất các thiết bị viễn thông và phần mềm của Pháp hiện đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ) về giá trị xuất khẩu. Điển hình là các công ty Alcatel, France Telecom, Bouygue…
Công nghiệp sản xuất vũ khí chiến tranh của Pháp hiện đứng thứ ba thế giới (Sau Hoa Kỳ và Liên Bang Nga); ngành hóa chất cũng được chú trọng phát triển ở Pháp. Hai ngành này phân bố ở miền Đông và Nam. Giá trị của ngành này hàng năm khoảng 120-130 tỷ Fran, tương đương với 20 tỷ USD, chiếm 8-10 % thị trường vũ khí của thế giới.
Công nghiệp năng lượng của Pháp tương đối phát triển, việc sản xuất năng lượng từ than đá giảm; dầu mỏ, khí tự nhiên, thủy điện, năng lượng nguyên tử được chú ý phát triển. Hàng năm, sản lượng khai thác than của Pháp nhỏ hơn 20 triệu tấn. Lượng dầu lửa được khai thác rất ít, chỉ khoảng 4,3 % so với sản lượng dầu mỏ được chế biến. Các trung tâm lọc dầu và hóa dầu phân bố gần Macxây, Havrơ, Boocđô, Ruăng. Pháp cũng là nước độc lập nhất về năng lượng ở phương Tây nhờ đã đầu tư lớn vào năng lượng nguyên tử, khiến nước này trở thành quốc gia gây phát sinh carbon dioxide thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Nhờ những khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật nguyên tử.Năm 2005, Pháp sản xuất 490 tỷ kW điện, trong đó 70 % sản lượng được sản xuất từ các nhà máy điện nguyên tử. Pháp có nhiều nhà máy thủy điện xây dựng ở vùng núi Anpơ, Pirênê. Nhà máy điện thủy triều của Pháp (cũng là đầu tiên của thế giới) được xây dựng trên sông Răngxơ năm 1955.
Pháp có nhiều quặng sắt, nhưng phải nhập than cốc, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp đứng thứ 6 thế giới về sản xuất gang và thép. Ngành công nghiệp này những năm gần đây sản lượng không tăng, nhưng công nghệ được hiện đại hóa và di chuyển ra vùng Loren là trung tâm luyện kim lớn của Pháp. Ở đây sản xuất ¾ sản lượng gang và 2/3 sản lượng thép của nước này. Các trung tâm luyện kim khác được phân bố ở miền Bắc và một số nơi khác như Doongke, Li ông.
Luyện nhôm là ngành luyện kim màu phát triển nhất ở Pháp. Các nhà máy luyện nhôm phân bố ở các vùng núi phía đông nam, là nơi có nguồn thủy điện dồi dào.
Sản xuất các loại kim loại màu khác của Pháp trên cơ sở nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Sản xuất ô tô là ngành truyền thống, duy trì được vai trò trong ngành công nghiệp và có vị trí trên thế giới. Hiện nay, số lượng ô tô được sản xuất của Pháp chỉ đứng sau Mỹ, Nhật, CHLB Đức. Các công ty sản xuất ô tô của Pháp bao gồm: Rơnôn, Pigiô – Xitrôen; phần lớn các nhà máy sản xuất ô tô tập trung quanh Pari.
Pháp có nhiều nhà máy đóng tàu phân bố ở các thành phố cảng Năngtơ, Xanh Nade, Đoongke, Boocđô… Trong những thập kỷ gần đây, ngành đóng tàu biển của Pháp bị sa sút nghiêm trọng, do bị cạnh tranh, giá nhân công và nguyên liệu cao. Giá trị sản phẩm công nghiệp của Pháp trong tỷ trọng GDP có xu hướng giảm.
Cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp truyền thống lâu đời của nước Pháp. Ngành sản xuất đầu máy, toa xe lửa và các thiết bị đường sắt được phân bố ở miền Bắc và miền Đông. Pháp sản xuất các loại tàu chạy trên đệm không khí có tốc độ cao, tiện nghi hiện đại, tương đương với Đức và Nhật.
Công nghiệp nhẹ là ngành có nhiều sản phẩm nổi tiếng lâu đời của Pháp.
Pháp sản xuất nhiều sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm cao cấp, đồ trang sức, đồ chơi, hàng may mặc đắt tiền… Các sản phẩm này có chất lượng cao va phân bố quanh Pari.
Công nghiệp thực phẩm được phát triển nhờ có nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt. Pháp nổi tiếng về sản xuất rượu vang, rượu Napôlêông, bia, dầu ăn, bơ, pho mát, sữa và rau quả…
Các trung tâm sản xuất công nghiệp của Pháp trong những thập kỷ gần đây có xu hướng chuyển dần xuống phía Nam.
Kinh tế Pháp, trong đó công nghiệp là chủ yếu bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính phủ. Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty viễn thông. Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ đầu thập kỷ 1990. Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.

V. Dịch vụ:
1. Giao thông vận tải:
Cơ sở hạ tầng của Pháp luôn được mở rộng và hiện đại là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Giao thông đường bộ có vị trí hàng đầu với chiều dài 1.4 triệu km. Đường có chất lượng tốt, có số lượng xe hơi đứng thứ 4 thế giới.
Đường sắt có mật độ dày, chất lượng đường và phương tiện hiện đại, luôn đổi mới, có tổng chiều dài đường sắt là 40000km.
Ngành hàng không và đường thủy của Pháp nổi tiếng trên thế giới. Ngành đường thủy phát triển nhờ hệ thống sông, kênh đào dày đặc và nhiều hải cảng lớn; Đội tàu hiện đại, công suất lớn, 90% hàng hóa đường thủy được vận chuyển qua các cảng: Macxay, Havơrơ, Boocdo, Ruăng, Năng tơ. Ngành hàng không của Pháp có nhiều loại máy bay hiện đại, các hãng hàng không của Pháp có khả năng cạnh tranh cao.
2. Du lịch:
- Pháp là quốc gia xếp vào hạng thứ nhất trên thế giới vì có lượng khách du lịch đến đông nhất trong những năm qua. Do có những thế mạnh về vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên ban tặng và một bản sắc văn hoá lâu đời nên nước Pháp ngày nay đã thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan trên thế giới và đã vượt xa ngành du lịch của Mỹ và Tây Ban Nha.
Theo như thống kê của tổng cục du lịch Pháp, năm 1997 đã có 66,9 triệu lượt người đến tham quan chiếm 10,8% trên tổng số khách du lịch trên thế giới. Và nguồn ngân sách thu được từ ngành du lịch là 161 tỷ france. Hiện nay có khoảng 180.000 doanh nghiệp và công ty du lịch đang hoạt động tại Pháp và tạo được hơn một triệu việc làm cho nhân dân Pháp, chủ yếu trong các lĩnh vực về kinh doanh khách sạn, quán cafe, nhà hàng...
Nhu cầu đi du lịch của người Pháp cũng tăng dần mỗi năm. Ngày nay người Pháp không chỉ có đi du lịch ở những nơi như về các thành phố lớn nữa mà thay vào đó họ đi về những vùng đồng bằng nông thôn và miền núi. Xu hướng đi thăm những vùng Địa Trung Hải, các vùng biển và đi du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh cũng ngày càng tăng dần.
* Các di tích lịch sử nổi tiếng:
- Viện bảo tàng Louvre: Không chỉ là viện bảo tàng lớn nhất nước Pháp mà hiện nay mỗi năm bảo tàng Louvre đón hàng triệu lượt khách đến tham quan. Bảo tàng Louvre còn là nơi an nghỉ của các nhà vua Pháp từ 2 thế kỷ nay.
- Tháp Eiffel: Nổi tiếng trên thế giới với độ cao 317m, nặng hơn 10100 tấn . Tháp Eiffel được xây dựng nhân dịp kỉ niệm 100 năm cách mạng Pháp do kỹ sư Eiffel thiết kế.
- Khải hoàn môn: Được xây dựng và khánh thành năm 1836. Khải hoàn môn được xây dựng để chào mừng chiến thắng của quân đội Pháp.
3. Ngoại thương:
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004 Pháp là nhà xuất khẩu hàng hóa sản xuất đứng hàng thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đứng trước Anh Quốc. Nước này cũng đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất (sau Hoa Kỳ, Đức, và Trung Quốc, nhưng trước Anh Quốc và Nhật Bản). Năm 2003 Pháp là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng hàng thứ hai trong số các nước OECD ở mức 47 tỷ dollar, xếp sau Luxembourg (nơi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là sự chuyển tiền tới các ngân hàng đóng trụ sở tại đó) nhưng trước Hoa Kỳ (39.9 tỷ dollar), Anh Quốc (14.6 tỷ dollar), Đức (12.9 tỷ dollar), hay Nhật Bản (6.3 tỷ dollar). Cùng trong năm này, các công ty Pháp đã đầu tư 57.3 tỷ dollar ra ngoài đất nước, Pháp trở thành nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai khối OECD, sau Hoa Kỳ (173.8 tỷ dollar), và trước Anh Quốc (55.3 tỷ dollar), Nhật Bản (28.8 tỷ dollar) và Đức (2.6 tỷ dollar).
Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp hiện dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc).Năm 2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3), Đức ($42.1), Anh Quốc ($39.6), hay Nhật Bản ($32.5).
Dù có năng suất trên giờ làm việc cao hơn Hoa Kỳ, GDP trên đầu người của Pháp lại thấp hơn khá nhiều so với GDP trên đầu người Hoa Kỳ, trên thực tế chỉ tương đương mức GDP trên đầu người của các nước Châu Âu khác, trung bình thấp hơn 30% so với mức của Hoa Kỳ. Lý do giải thích vấn đề này là phần trăm dân số tham gia lao động của Pháp thấp hơn so với Mỹ, khiến GDP trên đầu người của Pháp ở mức thấp dù có năng suất lao động cao hơn. Trên thực tế, Pháp là một trong những nước có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi 15-64 thấp nhất khối OECD. Năm 2004, 68.8% dân số Pháp trong độ tuổi 15-64 có việc làm, so với 80.0% tại Nhật Bản, 78.9% tại Anh Quốc, 77.2% tại Hoa Kỳ, và 71.0% tại Đức.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 988,2 tỷ eu-ro. Xuất khẩu đạt 481,2 tỷ eu-ro đứng thứ 4 thế giới, chiếm 5,3% thị trường thế giới, chủ yếu là xe hơi, thiết bị văn phòng và điện tử, thiết bị giao thông vận tải, hoá hữu cơ, sản phẩm dược, xây dựng sân bay, máy móc, nông sản chế biến, lương thực. Nhập khẩu ở mức 507 tỷ eu-ro, cũng đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Đức, Nhật. 63% trao đổi mậu dịch của Pháp là với các đối tác trong EU.
E. Các vùng kinh tế Pháp:
Pháp có 8 vùng kinh tế, song các vùng kinh tế phát triển của Pháp đều nằm ở phía Bắc và phía Đông.
1.Vùng Pari
Vùng Pari là một trong những khu vực kinh tế quan trọng nhất thế giới. Vào năm 2006, GDP của nó là 500,839 tỷ euro, tương đương 628,9 tỷ đô la. Giả sử là một quốc gia, Pari sẽ đứng thứ 17 thế giới, xấp xỉ với Hà Lan. Mặc dù khu vực đô thị Paris có dân số đứng khoảng thứ 20 trong các khu vực đô thị lớn trên thế giới, nhưng GDP của Paris đứng thứ 4, chỉ sau Tokyo, New York, Los Angeles, và Chicago.
Hoạt động kinh tế ở khu vực Paris cũng đa dạng, không đặc trưng giống các thành phố kinh tế lớn khác như Los Angeles với ngành công nghiệp giải trí, hay London và New York với lĩnh vực tài chính. Theo số liệu của INSEE vào 31 tháng 12 năm 2004, vùng Pari có 18.548 người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp có 847.802 lao động, còn các ngành dịch vụ chiếm đến 4.476.415 người. Tuy nông nghiệp chiếm tới 50 % diện tích đất của toàn vùng, nhưng số nông dân chỉ là 7.600 người. Vào năm 2002, tổng sản phẩm nông nghiệp của Pari đạt 750 triệu euro.
Vùng Pari là vùng kinh tế công, nông nghiệp phát triển nhất của nước Pháp. Những ngành công nghiệp phát triển ở đây là chế tạo cơ khí, hóa chất, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm. Sản xuất nông nghiệp của vùng có trình độ thâm canh cao, vùng trồng nhiều lúa mì, rau quả, củ cải đường, chăn nuôi bò. Vùng có các thành phố lớn như Pari, Ruăng, Lơ Havrơ.
2. Vùng Bắc công nghiệp
Vùng nằm ở phía bắc vùng Pari, có dân số đông, công nghiệp phát triển các ngành như: dệt, khai thác than, luyện kim đen, hóa chất, chế tạo máy. Vùng có thành phố Đoongke và Linlơ.
3. Vùng Đông Bắc
Vùng nằm ở phía Đông nước Pháp, vùng phát triển các ngành khai thác than, luyện kim đen, chế tạo máy móc nặng, hóa chất, du lịch. Vùng có thành phố lớn là Năngtơ.
4. Vùng Lion
Lion là đầu tàu kinh tế của vùng Rhône – Alpes, một trong những vùng kinh tế hàng đầu của Pháp chỉ sau vùng Pari với đóng góp hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội.
Các sản phẩm chính: rượu vang, fromage (từ vùng núi) và hoa quả (từ thung lũng)
Công nghiệp: Chủ yếu phát triển công nghiệp dệt, cơ khí, hóa dược tập trung quanh Lyon, Saint-Étienne, tại l’Ain và Savoie; cộng đồng đô thị Grénoble chuyên về điện tử, công nghệ vi sinh. Thung lũng Grésivaudan được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của châu Âu”. Ở đây có những tập đoàn nổi tiếng thế giới như Sun Microsystem, France Télécom (R&D). Về phía Bắc, ở Crolles, là mạng lưới Microélectroniques tạo việc làm cho hàng triệu người lao động. Phía Nam Vùng có Pierrelatte là một trong những nhà máy làm giàu uranium lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, đây cũng là một vùng nông nghiệp lớn. Nông nghiệp phát triển đồng đều cả ở trồng trọt và chăn nuôi. Ngành chăn nuôi bò ở l’Ain, núi Alpes và sông Rhône với 1,2 triệu gia súc đứng hàng thứ 7 thế giới và sản xuất sữa đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Ở Drôme và Ardèche, sản xuất chủ yếu là thịt heo và thịt cừu.
Trồng trọt phát triển mạnh ở Ain và tả ngạn sông Rhône, chủ yếu là các sản phẩm ngũ cốc, nhất là ngô (700 000 tấn, đứng hàng thứ 5 thế giới). Ngược lại, phía Nam (Drôme, Ardèche), người ta trồng ở thung lũng hoa quả và các loại rau xanh (nhất là ở vùng Valance). Vùng là nhà cung cấp hàng đầu mơ, đào, dâu, anh đào và cà chua đóng hộp. Cùng với các sản phẩm từ sữa, rượu vang là sản phẩm quan trọng nhất của Vùng.
Những trung tâm thủy điện cung cấp điện cho Isère, Arc, Drac, Romache, la Loire… Một trung tâm nhiệt điện được đặt tại Nam Lyon, và 4 trung tâm hạt nhân dọc theo sông Rhône tại Saint-Vulbas, Siant-Maurice, Cruas và Pierrelate-Tricastin. Hệ thống các éolien đang được phát triển tại thung lũng sông Rhône cho phép Rhône-Alpes trở thành vùng sản xuất điện hàng đầu của Pháp.
5. Vùng Địa Trung Hải
Vùng có khí hậu Địa Trung Hải, thuận lợi cho trồng nho, cam, chanh, hoa… Vùng phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, hóa chất, đóng tàu. Các thành phố lớn là cảng Macxây, thành phố điện ảnh Cannơ và thành phố hoa Nitxơ.
6. Vùng Tây Nam
Vùng có địa hình núi, kinh tế còn chậm phát triển, nông nghiệp đóng vai trò lớn. Các ngành nông nghiệp của vùng gồm: khai thác dầu lửa, khí đốt, đóng tàu. Các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp ở đây là Boocđô và Tuludơ.
7. Vùng Tây Bắc
Vùng chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lấy thịt và sữa (bò, cừu…)
8. Vùng trung tâm
Kinh tế của vùng còn chậm phát triển, dân số thưa. Ở đây có công nghiệp thủy điện và chăn nuôi bò, cừu phát triển. Vùng có hai thành phố lớn là Clecmông Pherăng và Limôgơ.
F. Cộng đồng Pháp ngữ:
- Có hơn 170 triệu nguời nói tiếng pháp trên thế giới và đuợc phân bố trên cả năm Châu lục. Nước Pháp có tham vọng mở rộng việc truyền bá ngôn ngữ mình. Pháp cũng nổ lực biến cộng đồng Pháp ngữ thành một cơ cấu hợp tác ngôn ngữ, văn hoá, kinh tế và chính trị.
- Cộng đồng Pháp ngữ đựơc thành lập năm 1880, tổ chức này gồm 55 thành viên và 13 quan sát viên.
- Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Cộng đồng Pháp ngữ diễn ra vào năm 1986 tại Paris. Tham dự hội nghị có 41 quốc gia có sử dụng tiếng Pháp. Trong hội nghị đầu tiên này các nuớc thành viên cũng thảo ra mục tiêu hoạt động của cộng đồng pháp ngữ là sự đoàn kết.
- Từ hội nghị thuợng đỉnh đầu tiên năm 1986 đến nay cộng đồng Pháp ngữ đã tổ chức 11 hội nghị.
- Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của cộng đồng Pháp ngữ:
+ Thiết lập và phát triển dân chủ
+ Tăng cuờng đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh
+ Xích các dân tộc lại gần nhau bởi sự hiểu biết lẫn nhau
+ Củng cố tình đoàn kết bởi các hợp tác đa phuơng nhằm phát triển kinh tế, giáo dục- đào tạo
+ Cộng đồng pháp ngữ hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, ngôn ngữ và văn hoá của mỗi dân tộc, giữ vị trí trung lập, không can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ.
- Điều tiên quyết cho việc kết nạp thành viên không phải là mức độ dùng tiếng pháp mà là sự có mặt của văn hoá pháp trong lịch sử qua tương tác giữa pháp với nước đó, phần lớn là sự kế thừa các giá trị từ khi là thuộc địa của pháp.
- Cộng đồng pháp ngữ đang nhận cương vị quan sát viên tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ngày nay, Hội nghị thượng đỉnh của cộng đồng Pháp ngữ được tổ chức hai năm một lần.
- Việt Nam gia nhập cộng đồng pháp ngữ năm 1970.
G. Mối quan hệ giữa Pháp- Việt:
- Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/04/1973.
- Quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
+ Giai đoạn 1975-1978: Sau khi Việt Nam giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam và Pháp tăng cường quan hệ nhiều mặt và kí một loạt nghị định thư tài chính với Việt Nam. Đỉnh cao quan hệ là chuyến thăm Pháp của thủ tướng Phạm Văn Đồng tháng 04/1977.
+ Trong những năm 80, quan hệ hai nước bị ngưng đọng. Các nước phương Tây thi hành chính sách cô lập Việt Nam , nhưng thái độ của Pháp có mức độ khác với Mỹ.
+ Từ năm 1989, quan hệ Việt- Pháp được cải thiện trở lại. Pháp đã đi đầu các nước phương Tây trong khai thông quan hệ với Việt Nam.
- Hiện nay, quan hệ giữa Pháp và Việt Nam ngày càng được tăng cường hơn, cụ thể là ngày 14/04/2008, TBT Nông Đức Mạnh đã tiếp và trao đổi ý kiến với đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng Sản Pháp do bà Marie dẫn đầu. Tháng 10/2004, là chuyến thăm của Tổng Thống Pháp thăm Việt Nam. Tháng 06/2005, chuyến thăm pháp của tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và nhiều chuyến thăm cấp bộ trưởng hoặc cá nhâncấp cao của cả hai nước, có thể nói Việt nam là m6t5 trong những nươc Đông Nam Á mà Pháp thực hiện nhiều chuyến viếng thăm cấp cao nhất.
- Về quan hệ kinh tế với Việt Nam:
Trong những năm qua hai nước đã có mối quan hệ kinh tế phát triển tích cực.Việt Nam là một trong số ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ chính thức từ ngân khố, cho vay ưu đãi từ cơ quan phát triển pháp (AFD) và từ quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Ngoài ra, Việt Nam cũng đã nhận được các khoản tài trợ từ Quỹ hợp tác Ưu tiên (FSP) và quỹ trơ giúp đặc biệt cho doanh nghiệp (FASEP)
- Về quan hệ văn hoá, khoa học và kỹ thuật:
Uỷ ban hỗn hợp Văn hoá- khoa học- kỹ thuật đã họp phiên thứ 11 vào tháng 5/2000 tại Hà Nội, Pháp duy trì ngân sách hợp tác về các lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, cải cách hành chính, xây dựng pháp luật, tài chính, ngân hàng, đào tạo cao học về quản lý kinh tế, hàng không. Hàng năm có khoảng 400 – 600 người nhận học bổng học tập và thực tập tại Pháp, nhất là ngành y.
H. Các vấn đề khác:
* Nghệ thuật:
Các môn nghệ thuật đã nảy nở ở nước Pháp từ hàng ngàn năm nay. Những bức tranh từ thời tiền sử có gần 20000 năm tuổi đã trang điểm cho các vách hang động nổi tiếng xứ Lascaux ở miền Nam nước Pháp. Đất nước này bản thân nó cũng là một bảo tàng ngoài trời về các phong cách kiến trúc vĩ đại, với những công trình xây dựng rất cổ xưa-nhiều khi đứng ngay bên cạnh những công trình xây dựng mới đây-vẫn đang gây tranh cãi.
1. Kiến trúc:
Nhiều kiến trúc độc đáo như: tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Pari, viện bảo tàng Louvre…
2. Hội họa:
Bất kì ai muốn làm quen với hội họa Pháp đều có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu các tác phẩm của Georges Braque, henri Matisse…Họ đã để lại hình tượng sống động về dân chúng, phong cảnh, thức ăn và hoa lá của nước Pháp. Họ cũng khai phá những con đường mới để thể hiện ánh sáng và bóng tối, màu sắc và không gian.
3. Văn học:
Văn chương Pháp có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến chính trị. Triết học, tôn giáo, sân khấu là những lĩnh vực lôi cuốn được sự chú ý của những nhà văn sĩ vĩ đại nhất.
Tiếng Pháp là thứ tiếng của tầng lớp trí thức trên khắp Châu Âu nên nghệ thuật và văn chương Pháp cũng được ngưỡng mộ rộng rãi trên khắp châu lục này.
Các nhà văn vĩ đại: Victor Hugo, George Sand, Bandac…
4. Âm nhạc:
Âm nhạc Pháp tiếp tục nhận được sự hâm mộ của khán thính giả trên khắp thế giới. Thủ đô Pari có được một trong những dàn nhạc giao hưởng vĩ đại nhất thế giới.
5. Điện ảnh:
Nước Pháp là quê hương của ngành điện ảnh. Trong hơn một trăm năm từ ngày ngành điện ảnh ra đời cho đến nay, nhiều tác phẩm điện ảnh ưu tú đã ra đời ở nước Pháp. Điện ảnh của nước Pháp chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử điện ảnh thế giới
6. Ẩm thực:
Pháp là đất nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và phong phú. Người Pháp rất sành ăn và xem trọng việc ăn uống. Ẩm thực Pháp nổi tiếng với rượu vang, pho mat và các món như: ốc sên hay gan ngỗng béo.
- Người Pháp rất coi trọng nghề nấu ăn và xem nấu ăn như là một nghệ thuật. Đối với họ những tên tuổi của người đầu bếp nổi tiếng được xếp bên cạnh tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ mà họ yêu thích.
7. Thời trang:
Ngành đã gắn cái tên nước Pháp với những gì thanh lịch, tao nhã, có phong cách, có chất lượng và xa hoa là ngành công nghiệp thời trang. Các nước khác phải theo dõi nước Pháp để học tập những mẫu thiết kế, trang phục sáng tạo của nó ngay từ thế kỷ 14.
* Thể thao:
- Pháp là một cường quốc thể thao thế giới. Có các loại hình thể thao nổi tiếng như: bóng đá, đua xe đạp, cưỡi ngựa, trượt tuyết, chèo thuyền...
- Trong đó nổi tiếng nhất là bóng đá, với các cầu thủ đã đi vào huyền thoại như: Michael Platini, Henry...
* Các nhân vật vĩ đại nước Pháp:
Top 10 ứng viên cho nhân vật vĩ đại nhất: Charles de Gaulle, Marie Curie, Louis Pasteur, Coluche, Bourvil, Victor Hugo, Moliere, Edith Piaf, Jacques Cousteau và Abbe Pierre.
Phần nông nghiệp của nước Pháp do sai font nên không post ngay được. Sẽ post ngay khi có thể
HẾT
Nguồn: lớp DH7DL Sư phạm địa lý trường DHAG
Về Đầu Trang Go down
https://dh7dl.forumvi.com
 
Cộng hòa Pháp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DH7DL - Mái nhà Địa lý :: Góc sư phạm :: Tri thức địa lý-
Chuyển đến